Đối nghịch với các công ty độc quyền khác Độc quyền cưỡng chế

Tình trạng kiểm soát độc quyền nguồn cung cấp điện do Nhà nước áp đặt "tiện ích" là một độc quyền cưỡng chế vì người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chi trả cho mức giá mà nhà độc quyền yêu cầu. Người tiêu dùng cũng không có cách nào mua điện từ một đối thủ cạnh tranh khác bán rẻ hơn được, vì dây điện chạy trong nhà họ là của nhà độc quyền.[cần dẫn nguồn]

Ngược lại, kiểm soát độc quyền đối với hãng nước giải khát Coca-Cola lại không phải là độc quyền cưỡng chế vì người tiêu dùng có các nhãn hiệu Cola khác để lựa chọn và công ty Coca-Cola lúc này trở thành đối tượng chính cho các lực lượng cạnh tranh. Chính vì vậy, công ty có thể tăng giá đến một giới hạn trên nhất định trước khi lợi nhuận bắt đầu giảm đi do sự hiện diện của hàng hóa thay thế khả thi.[cần dẫn nguồn]

Để duy trì độc quyền không cưỡng chế, nhà độc quyền phải hiểu rõ rằng, khi họ đưa ra các quyết định về giá cả và sản xuất, nếu giá quá cao hoặc chất lượng sản phẩm quá thấp, thì cạnh tranh từ một công ty khác phục vụ thị trường tốt hơn họ, có thể nảy sinh. Độc quyền cưỡng chế được áp dụng thành công gọi là độc quyền hiểu quả, bởi vì nó giữ cho chi phí sản xuất và cung ứng thấp hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào và nhà độc quyền có thể tính giá thấp hơn những đối thủ khác mà vẫn sinh lời. Nhưng trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng không thể hoạt động hiệu quả như vậy được nên các nhà độc quyền không thể tính giá thấp hơn hoặc tương đương mà vẫn có lãi. Vì thế, cạnh tranh với độc quyền không cưỡng chế là khả thi nhưng không có lợi nhuận, trong khi cạnh tranh với độc quyền cưỡng chế có lợi nhuận nhưng bất khả thi.[cần dẫn nguồn]